KẾ HOẠCH kiểm tra cuối kì 2 năm học 2021 – 2022

Tên file: VHA-KE-HOACH-KT-CUOI-NAM-1.doc
Tải về
  • Thực hiện Hướng dẫn số 119 /PGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 04 năm 2022 về việc hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối học kì II năm học 2021-2022;
  • Căn cứ công văn số 410/PGDĐT-GDTH ngày 28 tháng 12 năm 2021 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid – 19;
  •   Căn cứ kế hoạch số 151/ KH-THVHA ngày 11 tháng 10 năm 2021 kết hoạch giáo dục của trường Tiểu học Vĩnh Hòa A;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường Tiểu học Vĩnh Hoà A lập kế hoạch tổ chức kiểm tra học kỳ II, năm học 2021 – 2022 như sau:

I. Mục đích – yêu cầu

Đánh giá trung thực kết quả học tập của học sinh để đánh giá đúng thực chất kết quả giảng dạy của giáo viên và hiệu quả quản lý nhà trường. Chấp hành nghiêm chỉnh cuộc vận động “2 không”.

Giúp giáo viên nắm bắt khả năng tiếp thu của học sinh trong thời gian học trực tuyến. Từ đó, GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Tổ chức bằng những hình thức nhẹ nhàng, tránh gây căng thẳng, áp lực cho học sinh.

 II. Thời gian kiểm tra

– Khối 5: Từ ngày 9/5/2022 đến ngày 12/5/2022

– Khối 1,2,3,4: Từ ngày 23/5/2022 đến ngày 27/5/2022

Tổng kết năm học 14/6/2022

  • Lịch kiểm tra cụ thể:
  • *KHỐI 5
    Ngày Buổi Thời gian mở đề Thời gian làm bài Khối Môn ND kiểm tra

    9/5/2022

    (Thứ Hai)

    Sáng

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’  5  Tiếng Anh
     

    8h

     

    8h10’ –  8h50’  5 Khoa học
     

    9h

     

    9h10’ –  9h30’  5 Tin học

    Lý thuyết

    10/5/2022

    (Thứ Ba)

    Sáng

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’  5  LSĐL
    8h 8h10’ –  16h35’  5 Tin học Thực hành

    11/5/2022

    (Thứ Tư)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’  5  Tiếng Việt  

    Đọc hiểu

     

    8h

     

    8h10’ –  8h50’  5 Tiếng Việt

    Viết

    12/5/2022

    (Thứ Năm

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’  5  Toán

    *KHỐI 1, 2, 3, 4

    Ngày Buổi Thời gian mở đề Thời gian làm bài Khối Môn ND kiểm tra

    16/5/2022

    (Thứ Hai)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’ 1  Tiếng Anh

    17/5/2022

    (Thứ Ba)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’ 2  Tiếng Anh

    18/5/2022

    (Thứ Tư)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’ 3  Tiếng Anh

    19/5/2022

    (Thứ Năm)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’ 4  Tiếng Anh

    23/5/2022

    (Thứ Hai)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’ 4 Khoa học  

     

     

     

    8h

    8h10’ –  16h30’ 4 Tin học Thực hành

    24/5/2022

    (Thứ Ba)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’ 4 LSĐL

    8h

    8h10’ –  16h30’ 3 Tin học Thực hành

    25/5/2022

    (Thứ Tư)

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h20’ 3,4

    Tin học

     

    Lý thuyết

     

     

    26/5/2022

    (Thứ Năm)

     

     

    Sáng

     

     

    7h

     

    7h10’ –  7h50’  1,2,3,4  Tiếng Việt  

    Đọc hiểu

     

    8h

     

    8h10’ –  8h50’  1,2,3,4 Tiếng Việt  

    Viết

    27/5/2022

    (Thứ Sáu)

    Sáng  

    7h

     

    7h10’ –  7h50’  1,2,3,4  Toán
  • 1.1. Lớp 1+2Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự.Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.1.2. Lớp 3 đến lớp 5Đề kiểm tra định kỳ phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;

    Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;

    Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

    Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

    Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.

    1.3 Môn Tiếng Anh

    Thiết kế đề kiểm tra phải đảm bảo các quy định về yêu cầu cần đạt và theo các thành phần năng lực của môn học đúng Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT và Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT. Ngoài ra cần phải phù hợp với năng lực thực tế của học sinh ở từng đơn vị.

    Nội dung kiểm tra bao gồm chương trình học của cả năm học và lượng kiến thức ngôn ngữ mà học sinh đã học trong những năm học trước.

    Cấu trúc đề kiểm tra có ít nhất 40 câu hỏi/lớp (riêng lớp 1 có ít nhất 30 câu hỏi/lớp).

    Kĩ năng được phân bổ theo tỷ lệ: Listening: 25%, Conversation: 25%, Reading: 25%, Writing: 25%.

    Mức độ phải đảm bảo yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học, tỷ lệ theo các mức độ: Nhận biết: 40%; Thông hiểu 35%; Vận dụng: 25%.

  • Giáo viên tổ chức ôn tập cho học sinh và tăng cường phụ đạo cho học sinh chậm tiến ngay trong quá trình học, trong các tiết học buổi 2 theo kế hoạch của nhà trường. Việc tổ chức ôn tập cho học sinh được thực hiện ngay trên lớp học, không giao bài tập về nhà, không soạn đề cương, bài mẫu bắt buộc học sinh làm quá nhiều bài tập, học thuộc lòng. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tự học, ôn tập theo sách giáo khoa hiện đang sử dụng. Tuyệt đối không chạy theo thành tích để đối phó, gây áp lực, tạo không khí căng thẳng, nặng nề cho giáo viên, học sinh và gia đình các em
  • 2.1 Chỉ đạo công tác kiểm tra  
  • Hiệu trưởng- Thực hiện đổi chéo giáo viên coi kiểm tra đối với các khối lớp.- Chỉ đạo ban hành ra Quyết định thành lập Hội đồng coi, chấm kiểm tra đối với học sinh khối lớp 5 bao gồm cả những thành viên là thành viên từ các trường THCS cùng tham gia với giáo viên trường Tiểu học.Phó Hiệu trưởng: Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc bố trí phân công giáo viên coi – chấm bài kiểm tra, bố trí lực lượng bảo vệ, phục vụ và giám sát trong suốt quá trình tổ chức kiểm tra. Thầy Dũng kiểm tr cơ sở vật chất, loa, âm thanh phục vụ cho kiểm tra Anh văn và Tin học.2.2 Quy định khi tổ chức kiểm tra+ Trước khi kiểm tra:- PHT chuyên môn chuẩn bị đầy đủ ấn phẩm cho đợt kiểm tra.- Thông báo cho GV, GV thông báo cho tất cả HS, phụ huynh biết lịch kiểm tra trước ít nhất 1 tuần.

    – GV tổ chức ôn tập cho học sinh theo đúng quy định.

    + Trong khi kiểm tra:

    – Thực hiện đổi chéo GV coi kiểm tra, trong thời gian kiểm tra yêu cầu GV nghiêm túc thực hiện việc coi kiểm tra, không làm việc riêng hoặc tụ tập nói chuyện riêng, đảm bảo đúng giờ làm bài theo quy định của Hội đồng kiểm tra. Thực hiện đổi chéo coi, chấm kiểm tra cả 5 khối lớp.

    – Trong mỗi buổi kiểm tra cán bộ, giáo viên tham gia công tác coi kiểm tra có mặt tại phòng thư viện trước giờ mở bì đựng đề kiểm tra 10 phút. Ghi sơ đồ thời gian, thời gian tính giờ làm bài – thu bài trên bảng lớp đầy đủ.

    – Tổ chức kiểm tra bình thường, gọn, nhẹ. Không gây ảnh hưởng tâm lý gò bó, căng thẳng cho học sinh.

    – Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ hành chính, GVBM giám sát việc coi kiểm tra. Xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp GV và HS vi phạm quy chế. Quản lý bàn giao đầy đủ bài kiểm tra, hồ sơ kiểm tra.

    – Sau khi cắt bì đựng đề kiểm tra, lấy đề phát cho GV coi KT theo số học sinh của lớp. GV hướng dẫn HS cụ thể cách ghi họ tên; cách thực hiện trên giấy kiểm tra (tuyệt đối không được chỉ bài làm cho học sinh).

    – Trong buổi kiểm tra, nếu có HS vắng mặt báo cáo bằng danh sách cho tổ hành chính để BGH chỉ đạo tổ chức kiểm tra lại sau.

    + Sau khi kiểm tra:

    – Sau mỗi môn kiểm tra GV nộp bài kiểm tra, đề kiểm tra về phòng thư viện.

    – BGH triển khai đáp án, biểu điểm, tổ chức phân công chấm chéo theo thời gian cụ thể.

    – GV chấm bài nghiêm túc, không được đem bài về nhà. GVCN kiểm tra lại kết quả chấm của lớp mình nếu có vấn đề cần điều chỉnh báo cáo về BGH bằng văn bản.

    – Trong các ngày kiểm tra, việc duy trì thời gian ra vào lớp vẫn như những ngày bình thường để không ảnh hưởng tới thời gian đưa đón học sinh của phụ huynh.

    – Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chấm kiểm tra một số bài ở các khối lớp;

    Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT; Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, trong đó đặc biệt quan tâm việc đánh giá định kì cuối năm học, xét lên lớp.

    Việc khen thưởng học sinh cuối năm học cần đảm bảo thực chất và có ý nghĩa thiết thực, sát với thực tiễn tình hình học tập của học sinh. Năm học 2021-2022 là một năm học có quá nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên chất lượng học tập của học sinh không thể so sánh với  các năm học khác. Vì vậy kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, khen đúng, khen đủ theo năng lực học sinh, tránh khen tràn lan gây bức xúc, tạo dư luận không tốt trong xã hội và cha mẹ học sinh.

    Hiệu trưởng chỉ đạo, thực hiện việc minh bạch, khách quan, trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục và khen thưởng học sinh cuối năm học. Tổ khối trưởng gửi danh sách đề nghị khen thưởng cuối năm học theo quy định của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT về chuyên môn chậm nhất ngày 28/5/2022..

              * Riêng đối với học sinh lớp 5:

    Việc coi và chấm kiểm tra có những thành viên là giáo viên trường THCS Vĩnh Hoà xuống tham gia với giáo viên coi kiểm tra khối 5.

    Sau khi kiểm tra xong giáo viên cập nhật hoàn thành đầy đủ nội dung các hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT trước thời gian tiến hành bàn giao.

  • III. Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục học sinh 

Thực hiện nghiệm thu và bàn giao chất lượng giáo dục học sinh theo quy định của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Điều 15 chương III của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, trong đó đặc biệt quan tâm việc đánh giá định kì cuối năm học, xét lên lớp. Sau khi hoàn thành kiểm tra, đánh giá định kì cuối năm học, xét lên lớp.

  1. Đối với các lớp 1,2,3,4

1.1.Hình thức bàn giao

– Thực hiện bàn giao lớp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng dạy trong lớp và giáo viên sẽ nhận vào năm học tiếp theo.

– Lập biên bản ghi rõ nội dung bàn giao, thời gian bàn giao có kí nhận của các bên và đại diện lãnh đạo nhà trường.

1.2. Nội dung bàn giao.

Bàn giao các hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung tại Điều 13 chương III của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT gồm:

  1.  Học bạ;
  2.  Bảng tổng hợp kết quả giáo dục của lớp;
  3.  Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học;
  4.  Phiếu hoặc sổ liên lạc với cha mẹ học sinh (nếu có);
  5. Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học ( nếu có).

1.3. Thời gian bàn giao: Ngày 06 tháng 06 năm 2022

  1. Đối với học sinh khối lớp 5

2.1. Hình thức bàn giao

– Tổ chức bàn giao chất lượng giáo dục học sinh lớp 5 giữa trường tiểu học Vĩnh Hoà A và các trường THCS Vĩnh Hoà tập trung tại trường Tiểu học Vĩnh Hoà A.

– Lập biên bản bàn giao ghi rõ thời gian, nội dung chi tiết bàn giao, lập thành 03 bản mỗi trường lưu giữ 01 bản và gửi về PGDĐT 01 bản.

2.2. Hồ sơ bàn giao giữa các trường

Bàn giao các hồ sơ theo quy định Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung tại Điều 15 chương III của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT gồm:

  1. a) Học bạ học sinh;
  2. b) Giấy khai sinh;
  3. c) Danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ( theo mẫu A1);
  4. d) Các giấy tờ khác liên quan (nếu có).

2.3. Thời gian bàn giao: 8 giờ 30 phút ngày 14 tháng 5 năm 2022

Sau khi ban giao nhà trường sẽ thông báo đến cha mẹ học sinh danh sách các em đã được bàn giao lên trường THCS Vĩnh Hoà. Từ ngày 16/5/2022 các vấn đề liên quan đến rút hồ sơ thuyên chuyển của học sinh (nếu phụ huynh có nguyện vọng) sẽ được liên hệ với trường THCS Vĩnh Hoà để thực hiện. (riêng học sinh tham gia thi tuyển sinh lớp 6 tạo nguồn và tiếng Anh tăng cường thực hiện hồ sơ theo kế hoạch số 25/KH-PGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2022 về kế hoạch tuyển sinh lớp 6 năm học 2022-2023).

  1. Hiệu quả đào tạo:

PHT chuyên môn tính hiệu quả đào tạo theo hưỡng dẫn của sở giáo dục, đảm bảo chính xác học sinh niên khoá 2017- 2022

Quy định báo cáo: 

Tổ khối trưởng nộp bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của học sinh (cả khối), các biểu mẫu thống kê, danh sánh học sinh được đề nghị khen thưởng năm học 2021-2022, danh sách học sinh thi lại, báo cáo tổng kết tổ. Hạn chót khối 5 ngày 13/5/2022, các khối 1,2,3,4 ngày 28/5/2022. – Vào học bạ, phiếu liên lạc, đầy đủ các cột mục theo quy định ngày 13/5/2022 (đối với khối 5); Ngày 2/6/2022 (đối với các khối 1,2,3,4).

Trên đây là kế hoạch tổ chức kiểm tra và đánh giá học sinh cuối học kì II năm học 2021-2022 của trường Tiểu học Vĩnh Hoà A. Đề nghị bộ phận chuyên môn, các tổ khối trưởng triển khai thực hiện kế hoạch và báo cáo đúng đủ nội dung đã yêu cầu, nộp báo cáo và các biểu mẫu thống kê đúng thời gian quy định./.